Giới thiệu về Hiệp hội Bất động sản Đắk Lắk

Hiệp hội Bất động sản Đắk Lắk được thành lập theo Quyết định số 3646/QĐ-UBND ngày 24/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk về việc cho phép thành lập Hiệp hội Bất động sản Đắk Lắk.

 

TÊN GỌI, BIỂU TƯỢNG

1. Tên tiếng Việt: Hiệp hội Bất động sản Đắk Lắk.
2. Tên tiếng Anh: ĐakLak Real Estate Association.

3. Tên viết tắt tiếng Anh: ĐakLak REA.

4. Biểu tượng: được thiết kế và đăng ký bản quyền theo quy định của pháp luật.

TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH

Hiệp hội Bất động sản Đắk Lắk (sau đây gọi tắt là Hiệp hội) là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của các tổ chức và công dân Việt Nam, tự nguyện thành lập, nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên, hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

ĐỊA VỊ, PHÁP LÝ

1. Hiệp hội có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; hoạt động theo quy định pháp luật Việt Nam và Điều lệ Hiệp hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Trụ sở của Hiệp hội đặt tại Tầng 3, số 39 Trường Chinh, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

PHẠM VI, LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

1. Hiệp hội hoạt động trên phạm vi tỉnh Đắk Lắk, trong lĩnh vực bất động sản.
2. Hiệp hội chịu sự quản lý nhà nước của Sở Xây dựng và các cơ quan nhà nước khác có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.

NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG

1. Tự nguyện, tự quản.
2. Dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch.
3. Tự bảo đảm kinh phí hoạt động.
4. Không vì mục đích lợi nhuận.
5. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Hiệp hội.

QUYỀN HẠN

1. Tuyên truyền mục đích của Hiệp hội.
2. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hiệp hội.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
4. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội, tổ chức dạy nghề, truyền nghề theo quy định của pháp luật.
5. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển Hiệp hội và lĩnh vực Hiệp hội hoạt động. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
6. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội.
7. Thành lập pháp nhân thuộc Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
8. Được gây quỹ Hiệp hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động.
9. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của Nhà nước giao (nếu có).

NHIỆM VỤ

1. Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hiệp hội. Tổ chức, hoạt động theo Điều lệ Hiệp hội đã được phê duyệt. Không được lợi dụng hoạt động của Hiệp hội để làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
2. Tập hợp, đoàn kết hội viên; tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hiệp hội; thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội nhằm tham gia phát triển lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hiệp hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
3. Phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên, hướng dẫn hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và Điều lệ, quy chế, quy định của Hiệp hội.
4. Đại diện hội viên tham gia, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
5. Hòa giải tranh chấp, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hiệp hội theo quy định của pháp luật.
6. Xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức trong hoạt động của Hiệp hội.
7. Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hiệp hội theo đúng quy định của pháp luật.
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu

Nguồn:

Chia sẻ ngay:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

ĐĂNG KÝ TRỞ THÀNH HỘI VIÊN